Tuần trước khi chúng tôi thực hiện góc ảnh về nhà thờ Vũng Tàu
nhưng thiếu thông tin, rất may là anh Hữu Phước cung cấp thêm thông tin
qua đường link đến blog. Anh Việt tặng thêm tấm hình vẽ về nhà thờ Vũng
Tàu, nhiều bạn đọc gửi email cung cấp thêm thông tin nói chương trình
hay thế sao ít thông tin vậy. Hôm nay ban biên tập Bariavungtau.com lại
ra thêm một chuyên mục 64+ với nhiều chuyên mục hay như: người Vũng Tàu,
Tôi yêu Vũng Tàu, Chuyển động Vũng Tàu...cũng
không ngoài mục đích xây dựng hình ảnh thành phố Vũng Tàu đẹp hơn. Đang
viết tới đây thì trong đầu hiện hình ảnh sao giờ 9h05 tối rồi còn ngồi
tòa soạn viết những thứ thế này, làm việc thế này mà ngoài kia lắm người
đang mở dây nịt hiệu LV ra để đổ bia rượu vào, miệng thì Bạch Tuộc, Ễnh
ương, Cóc, Nhái chấm bồ tạc tuông vào miệng. Bởi vậy làm sao không phù
cái chân, sưng cái tay vì Gút. Nghĩ đến bao nhiêu tiền bạc đổ ra hết
chương trình này, chương trình kia mà du lịch Vũng Tàu càng ngày càng
tụt mà tay chân sao nó muốn co lại, cái cổ họng nó nghẹn ngào. Làm du
lịch đâu phải như dịch cái lu đâu, nó cũng không phải gì to tát mà chỉ
cần làm đúng và giữ những giá trị đừng để mất đi. Khi những người da
trắng đến Việt Nam, họ chọn Vũng Tàu là nơi nghỉ dưỡng, nơi du lịch thì
biết rằng họ cũng đã có sự lựa chọn thông minh. Ít ra thì cái "Vũng" này
có nhiều "nước" rồi.
Thôi lại nói luyên thuyên đi ra khỏi ranh giới của chương trình rồi.
Tối nay tôi giới thiệu một góc ảnh nữa, đây là góc ảnh đứng từ Núi Lớn (
Tương Kỳ), nhìn qua núi nhỏ (Tao Phùng). Nếu như núi Lớn tựa dáng
con rồng xanh tắm biển thì núi Nhỏ chính là "cái đuôi" của con rồng xanh
ấy. Núi Nhỏ có diện tích khoảng 120ha, cao 170m. Có hai đường lên một
đường ở phía Bắc, nối với đường Hạ Long, gần cầu Đá; một đường ở phía
Nam, theo 793 bậc tam cấp dẫn lên Tượng Chúa Kitô và trận địa pháo cổ
cuối thế kỷ 19.
Năm 1862, tức 3 năm sau khi đánh chiếm Nam Bộ, thực dân Pháp đã cho xây
dựng ngọn hải đăng đầu tiên ở Việt Nam trên núi Nhỏ (tại độ cao 149m).
Cuối Núi Nhỏ về phía Nam là mũi Nghinh Phong. Trước đây, dân Vũng Tàu
gọi mũi Nghinh Phong là Ô Quắn. Như cánh tay dài vươn ra biển, ôm bãi
Vọng Nguyệt phía Đông và Hương Phong (bãi Dứa) phía Tây, quanh năm
Nghinh Phong đón gió. Cách mũi Nghinh Phong không xa về phía Đông là Hòn
Bà - tên gọi gắn với điện thờ trên đảo.
Núi nhỏ Vũng Tàu ngày xưa (nhìn từ góc núi lớn)
Núi nhỏ Vũng Tàu ngày nay ( hình chụp 11/9/2013), chỗ này mọi người đi bộ mỗi buổi chiều hay dừng lại nơi đây nhìn thấy lòng nhẹ tênh.
Sáu Rạch Dừa
Chữ in nghiên : trích từ Wikipedia
Photo: Kavin
Phục hồi ảnh cũ: Evil Huy
Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét